LẠM PHÁT LÀ GÌ

THỰC TRẠNG

HẬU QUẢ

KÊNH ĐẦU TƯ

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.

lạm phát phi mã

+ tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 100% được gọi là lạm phát 2 hoặc 3 con số.
+ Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt. 

 => dễ gây biến động nền kinh tế

CÁC CẤP ĐỘ CỦA LẠM PHÁT

siêu lạm phát

+ Tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000% /năm.
+ Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn.

 =>  lạm phát tăng nhanh, khó kiểm soát với tốc độ chóng mặt, hậu quả to lớn.
Tuy nhiên trường hợp này hiếm khi xảy ra
+ Giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được.
+ Tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số. 

 Tương ứng với tỷ lệ lạm phát từ 0 – <10%. Nền kinh tế lúc này hoạt động bình thường xảy ra ít rủi ro và đời sống ổn định.

lạm phát tự nhiên

CÁC THỜI KÌ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM

Trước thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra, giai đoạn 2002-2007, Việt Nam luôn được coi là một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%.
 Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%.
Từ những biến động kinh tế thế giới trong giai đoạn 2008-2009, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2008 giảm xuống còn 6,31%, năm 2009 còn 5,32%.
Giai đoạn 2011-2015, đánh dấu thời kỳ giữ lạm phát ổn định ở mức thấp nhất. Lạm phát ổn định ở mức thấp, ổn định kinh tế vĩ mô được giữ vững, thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục, thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện vững chắc là những yếu tố cơ bản được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế sử dụng làm căn cứ để nâng hệ số tín nhiệm của Việt Nam.

 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT). Phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa góp phần quan trọng trong kiểm soát và đưa lạm phát ở mức cao 23% vào tháng 8/2011 xuống còn 6,81% năm 2012, 6,04% năm 2013, 1,84% năm 2014 và 0,6% năm 2015.

Tỷ lệ 0,63% là mức thấp nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu tính toán mức lạm phát. Theo Tổng cục Thống kê, mức lạm phát 2015 đã xuống thấp như vậy, chủ yếu là nhờ giá dầu trên thế giới giảm mạnh.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 4%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 (7,65%), trong phạm vi mục tiêu đề ra (dưới 4%). Lạm phát cơ bản bình quân được kiểm soát tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 1,64%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 là 5,15%.

Mặc dù năm 2020 nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng trong giai đoạn 2016-2020, kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn duy trì ổn định vững chắc, lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Giá cả các mặt hàng diễn biến tương đối ổn định.

Bước sang năm 2021, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, tiếp tục được đánh giá là năm kiểm soát lạm phát thành công của Chính phủ Việt Nam. 


BIỂU ĐỒ LẠM PHÁT VIỆT NAM 

GIAI ĐOẠN 1996 - 2007 VÀ GIAI ĐOẠN 2007 - 2021

Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống. Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Kéo theo đó là những hậu quả khác. Cụ thể:

LẠM PHÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP THỰC TẾ

Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.

Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.

Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ...

ẢNH HƯỞNG LẠM PHÁT TỚI NỀN KINH TẾ

LẠM PHÁT TÁC ĐỘNG ĐẾN LÃI SUẤT

Nhằm duy trì hoạt động ổn định, ngân hàng cần ổn định lãi suất thực.
Trong khi đó: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát.

Lạm phát không chỉ tác động trực tiếp đến lãi suất mà còn ảnh hưởng đến các yếu tố khác của kinh tế. Để có thể hoạt động một cách ổn định, các ngân hàng phải ổn định được lãi suất thực. Lãi suất thực này phải bằng hiệu lãi suất danh nghĩa trừ đi phần tỷ lệ lạm phát. Do đó khi lạm phát tăng cao, để ổn định lãi suất về thực dương thì phần lãi suất danh nghĩa cũng phải tăng theo tỷ lệ lạm phát. Việc lãi suất danh nghĩa tăng cũng dẫn theo sự suy thoái kinh tế và thất nghiệp trong nước.

LẠM PHÁT KHIẾN PHÂN PHỐI THU NHẬP KHÔNG BÌNH ĐẲNG

Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn.

Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.

LẠM PHÁT TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOẢN NỢ CỦA QUỐC GIA

Lạm phát đã làm tỷ giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ.

Tuy nhiên không phải lúc nào lạm phát cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Mặt tích cực, khi tốc độ lạm phát vừa phải khoảng từ 2 - 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
+ Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
+ Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.

Lạm phát giúp kích thích nền kinh tế, đây chính là lợi ích quan trọng nhất mà lạm phát đem lại. Vì khi lạm phát xảy ra tại một quốc gia, quốc gia đó sẽ có lượng tiền nhiều hơn trong lưu thông và điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều tiền hơn cho chi tiêu. Do đó, điều này sẽ tạo ra cầu nhiều hơn cung, giúp thúc đẩy sản xuất, giảm thất nghiệp và đưa nhiều tiền hơn vào hoạt động kinh tế ở mức độ vĩ mô.

Các khoản tiền thay vì được gửi tiết kiệm thì sẽ được dùng để đầu tư. Lạm phát cũng làm giảm giá trị của các khoản nợ, và điều này sẽ rất có lợi cho các quốc gia cũng như những cá nhân đang có những khoản vay.

Ở một khía cạnh khác, lạm phát có thể làm cho cổ phiếu mua ở thời điểm trước đó có thể bán với giá cao và đem lại lợi nhuận cao hơn. Đồng thời lạm phát còn làm tăng giá trị tài sản cố định.

TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC

ĐẦU TƯ GÌ TRONG GIAI ĐOẠN
LẠM PHÁT TOÀN CẦU ??

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao tại Việt Nam, nhiều nhà đầu tư loay hoay tìm kênh trú ẩn an toàn cho dòng tài chính của mình. Lạm phát có thể dễ dàng phá hỏng các kế hoạch tài chính dài hạn của bạn như tiết kiệm để nghỉ hưu sớm hay phục vụ cho những mục tiêu sau này. Vậy lạm phát nên đầu tư gì để an toàn và hiệu quả? 

Như đã nói ở trên, trong thời kỳ lạm phát thì các mặt hàng thiết yếu sẽ tăng giá, vì vậy, nhà đầu tư có thể đầu tư kinh doanh các mặt hàng thiết yếu đó. Đây có thể coi là kênh đầu tư khá an toàn.
Các khoản đầu tư có lãi suất cố định là các loại trái phiếu, nó cũng giống tiền gửi ngân hàng, vô cùng an toàn nhưng lợi nhuận cũng thấp, tuy nhiên thời gian đáo hạn là dài (trong vòng 5 - 10 năm).

ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU

SẢN XUẤT, KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU

TÍCH TRỮ, ĐẦU TƯ VÀNG

Vàng là biện pháp truyền thống để chống lạm phát, vàng có giá trị trường tồn với thời gian, khi vật giá các thứ tăng cao thì giá vàng lại càng tăng.
Đầu tư vàng phải đầu tư dài hạn, không nên lung lay trước những biến động vàng. 

GỬI TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG

Gửi tiết kiệm cũng giống như lập một quỹ dự phòng: an toàn và tiện lợi, thích rút tiền lúc nào cũng được. Đương nhiên hình thức này không đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư. Mặc dù bây giờ lãi suất gửi của ngân hàng cũng tăng hơn nhưng đây vẫn không được xem là một khoản đầu tư dài hạn tốt.
Đây là một danh mục đầu tư cực tốt trong thời kỳ lạm phát tăng cao. Giá trị của bất động sản lúc này sẽ có xu hướng tăng. Không nhất thiết phải đổ xô vào mua những “mảnh vàng, mảnh bạc” mà người nào cũng muốn, vẫn nên cân nhắc trước khi mua, tránh trường hợp bong bóng bất động sản.

ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

LẠM PHÁT VIỆT NAM ĐẾN THÁNG 9/2022

THÔNG TIN THỐNG KÊ: Dữ liệu và Số liệu thống kê
Trong nước, kinh tế phục hồi mạnh, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng nhưng nhìn chung mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm nay tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước.
Diễn biến giá tiêu dùng tháng 9/2022 so với tháng trước của một số nhóm hàng chính như sau
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9/2022 tăng 3,94%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 10 nhóm tăng giá. Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,15% do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, lạm phát toàn cầu tính đến quý II/2022 là 7,8%, mức cao nhất kể từ năm 2008. Thực tế ở tất cả các quốc gia đặt mục tiêu lạm phát, các mục tiêu này đều đã vượt quá. Lạm phát sẽ tiếp tục tăng với mức cao nhất dự kiến vào giữa năm 2022 và sau đó, sẽ giảm dần do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, các thách thức logistic trong chuỗi cung ứng toàn cầu giảm bớt và giá hàng hóa giảm (mặc dù chúng sẽ vẫn ở mức cao).

ĐẦU TƯ BDS TRONG GIAI ĐOẠN LẠM PHÁT

Lạm phát làm hao mòn lợi nhuận thu được từ các khoản tiết kiệm, cho dù đó là tiền mặt hoặc tiết kiệm có lãi suất cố định như trái phiếu. Nhiều chuyên gia khuyến cáo, vàngbất động sản sẽ là 2 kênh trú ẩn đáng tin cậy. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần chú ý đến tính thanh khoản tốt và dư địa tăng giá lớn theo phát triển kinh tế để bảo toàn dòng tiền và thu về lợi nhuận trong dài hạn.

Nếu xét ở khía cạnh thanh khoản, khi lạm phát tăng cao, vàng sẽ là kênh nóng sốt hơn vì ai cũng có thể mua được, tức tính thanh khoản cao, trong khi đó, bất động sản bị hạn chế do giá trị khá cao.
Nói cách khác, bất động sản sẽ là lựa chọn an toàn cho những cá nhân đang sở hữu dòng tiền mạnh, tiền nhàn rỗi nhiều. Với nhận định đó, năm 2022, thị trường bất động sản dự kiến đón dòng tiền khổng lồ chạy theo hướng mua tích trữ tài sản, đầu tư dài hạn. Đặc biệt, đất nền sẽ là kênh đầu tư được “ưu ái” hơn so với nhiều sản phẩm bất động sản khác như căn hộ, nhà liền thổ... vì tính có giá trị, có thể mua bán ngay và nắm giữ. Bên cạnh đó, BDS nghỉ dưỡng cũng là 1 kênh được đánh giá rất tiềm năng khi du lịch phục hồi.
ngay.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn e ngại khi cân nhắc nên chọn bất động sản ra sao để tránh khỏi bẫy thị trường. Theo các chuyên gia, người mua nên chọn những thị trường có sức bật kinh tế lớn trong dài hạn, đồng thời tính thanh khoản tốt.

Những sản phẩm BDS của Sun Group luôn là những món đầu tư dài hạn hết sức an toàn khi mà nền du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt là du lịch Nghỉ dưỡng. 

TOP CÁC DỰ ÁN BDS NỔI BẬT CỦA SUNGROUP 

Dưới đây là những dự án nổi bật nhất của Sun Group đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Quý anh chị có thể tham khảo !

Xem chi tiết

Mới

Mới

Xem chi tiết

XEM CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Về  chủ  đầu  tư  Sun  Group

Tập đoàn Sun Group được thành lập năm 1998 tại Ukraina và mở rộng hoạt động tại Việt Nam từ năm 2007. Người đứng đầu tập đoàn là Ông Lê Viết Lam, là người con gốc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Sun Group là Tập đoàn Kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam, tập trung phát triển ở các lĩnh vực đầu tư chiến lược: Du lịch nghỉ dưỡng, Vui chơi giải trí, Bất động sản và Đầu tư hạ tầng. 

CÁC THƯƠNG HIỆU CỦA TẬP ĐOÀN
( Click vào các biểu tượng dưới đây để xem chi tiết dự án )

Quý anh chị quan tâm đến đầu tư BDS Sun Group, anh chị vui lòng ghi thông tin liên hệ bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất. 

GỬI ĐĂNG KÝ

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN ĐẦU TƯ BDS SUN GROUP

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Tòa MB, Ngụy như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

0941 559 666

Email: cskh@sungroupvn.com.vn

Website: sungroupvn.com.vn

DỊCH VỤ

Tư vấn đầu tư

Artboard 26

Tư vấn quy hoạch

tư vấn luật

http://thenounproject.comThe Noun ProjectIcon TemplateRemindersStrokesTry to keep strokes at 4pxMinimum stroke weight is 2pxFor thicker strokes use even numbers: 6px, 8px etc.Remember to expand strokes before saving as an SVG SizeCannot be wider or taller than 100px (artboard size)Scale your icon to fill as much of the artboard as possibleUngroupIf your design has more than one shape, make sure to ungroupSave asSave as .SVG and make sure “Use Artboards” is checked100px.SVG

Tư vấn dự án

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

0941.559.666

0911 76 93 93

HÒA BÌNH

  • Sun Hòa Bình

Đăng ký

NHẬN BÁO GIÁ

Đăng ký

COMBO VÉ +KHÁCH SẠN

Đăng ký

Chiết khấu 3%

 Duy nhất hôm nay

ĐẶT VÉ 

Duy nhất hôm nay

Chiết khấu 3%

Đăng ký

Chiết khấu 3%

ĐẶT VÉ ĐOÀN

Tặng xe đón sân bay

Đăng ký

ĐẶT VÉ 

Duy nhất hôm nay

Chiết khấu 3%

Đăng ký

Đăng ký

ĐẶT VÉ ĐOÀN

Duy nhất hôm nay

Chiết khấu 3%

ĐẶT DỊCH VỤ

Phí dịch vụ 33.000/1 khách

Đăng ký

Đăng ký

Chiết khấu 3%

 Duy nhất hôm nay

Đăng ký

ĐẶT VÉ 

Duy nhất hôm nay

Chiết khấu 3%

Đăng ký

Đăng ký nhận báo giá dự án

Hoặc liên hệ nhận tư vấn

0911 76 9393

Đăng ký

Đăng ký nhận báo giá dự án

Hoặc liên hệ nhận tư vấn

0911 76 9393

Đăng ký

Đăng ký nhận báo giá dự án

Hoặc liên hệ nhận tư vấn

0941 559 666