Dự án cao tốc Bắc Nam đi qua Ninh Bình Và Thanh Hóa. Thông tin và tiến độ thi công tuyến đường cao tốc Ninh Bình Thanh Hóa đang thu hút rất nhiều sự quan tâm. Nhất là khi Thanh Hóa đang là tỉnh thu hút các ông lớn BDS, và đặc biệt là sự xuất hiện của Sun Sầm Sơn.
Vậy tuyến cao tốc này đang thi công tiến độ ra sao? Và Thanh Hóa có hưởng lợi gì từ tuyến cao tốc Bắc Nam hay không? Mời anh chị cùng theo dõi bài viết sau đây !
Nội dung
Thông tin quy hoạch tuyến cao tốc Bắc Nam qua Thanh Hóa
Hiện dự án đang triển khai các mũi thi công tại 5 gói thầu. Trong đó 30 mũi thi công đường. 34 mũi thi công cầu và cấu kiện. 4 mũi thi công hầm. Tính đến thời điểm hiện tại công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản được hoàn thành, không còn vướng mắc.
Tại gói thầu số 10-XL đi qua địa phận tỉnh Ninh Bình các hạng mục chính của gói thầu gồm 14,56 km đường đi qua các huyện: Hoa Lư, Yên Mô, TP Tam Điệp (thuộc tỉnh Ninh Bình) và huyện Hà Trung (thuộc tỉnh Thanh Hóa). 6 cầu chính tuyến và các hầm đường, cầu vượt, hầm chui dân sinh đang được triển khai thi công.
Phần hầm Tam Điệp có chiều dài 245m và 1,7km đường do Tập đoàn Sơn Hải thi công. Theo thiết kế, hầm Tam Điệp có 2 ống hầm, mỗi ống gồm 1 hầm đơn hoàn chỉnh lưu thông một chiều đảm bảo tĩnh không đứng tối thiểu 5m. Diện tích mặt cắt mỗi ống hầm ~ 99m2. Tim hai hầm đơn cách nhau 45m, bề rộng mặt cắt ngang mỗi hầm 14,05m.
Gồm 3 làn xe cơ giới. Việc thông 2 hầm qua dãy núi Tam Điệp trên đường cao tốc Bắc – Nam đoạn Mai Sơn – QL45 sẽ nối hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình, đoạn qua địa phận huyện Hà Trung (Thanh Hóa).
Dự án khi đưa vào khai thác sẽ từng bước hình thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu vận tải. Rút ngắn hành trình trên trục Bắc – Nam; kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị các tỉnh Nam Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Đặc biệt, khi dự án đi vào hoạt động sẽ giúp giảm tải lưu lượng rất lớn trên Quốc lộ 1A để từ đó giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông./.
Tiến độ thi công tuyến đường cao tốc Ninh Bình Thanh Hóa
Cao tốc Ninh – Bình Thanh Hóa sẽ được khởi công vào đầu năm 2019. Dự án này có tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng sẽ khớp nối với tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.
Tổng diện tích đất sử dụng tại Dự án là 984 ha. Trong đó địa phận tỉnh Ninh Bình là 206 ha và địa phận tỉnh Thanh Hóa là 778 ha. Đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa là tuyến đường cao tốc dài 107,28 km. Nối hai đầu mối giao thông Ninh Bình và Thanh Hóa thuộc tuyến đường cao tốc Bắc-Nam.
Đến nay, hầm Tam Điệp nằm trên cao tốc Bắc – Nam đoạn Mai Sơn – QL45 đã được đào thông cả 2 ống hầm. Hiện đơn vị thi công đang tiếp tục thực hiện công việc còn lại tại hai hầm chui này.
Hầm Tam Điệp qua núi Tam Điệp kết nối hai tỉnh Thanh Hóa – Ninh Bình là một hạng mục nằm trong gói thầu số 10-XL tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Mai Sơn – QL45.
Trong đó gói thầu số 10-XL (từ Km274+111,86 +Km289+500) có chiều dài tuyến là 15,4km, đi qua các huyện: Hoa Lư, Yên Mô, TP Tam Điệp (thuộc tỉnh Ninh Bình) và huyện Hà Trung (thuộc tỉnh Thanh Hóa). Đơn vị thi công là Tập đoàn Sơn Hải và Doanh nghiệp Xuân Trường.
Phần hầm Tam Điệp có chiều dài 245m và 1,7km đường do Tập đoàn Sơn Hải thi công
Việc thông 2 hầm qua dãy núi Tam Điệp trên đường cao tốc Bắc – Nam đoạn Mai Sơn – QL45 sẽ nối hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình, đoạn qua địa phận huyện Hà Trung (Thanh Hóa).
Cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu được thi công xây dựng với quy mô 4 làn xe, nền đường 17m, vận tốc thiết kế 80km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ nâng lên 6 làn xe, nền đường 32,25m, vận tốc thiết kế từ 100 – 120km/h.
Tham khảo:
+ Dự án Sun Group Sầm Sơn Thanh Hóa
Thanh Hóa hưởng lợi gì khi cao tốc Bắc Nam đi qua
Kết nối này sẽ rút ngắn hành trình từ Thanh Hóa đi các tỉnh ở Bắc bộ, Bắc Trung bộ, đẩy mạnh cơ hội đầu tư vào khu vực miền Bắc và miền Trung, khắc phục tình trạng ách tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn thường xuyên xảy ra trên Quốc lộ 1A; giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa giữa miền Bắc với miền Trung cũng như hai đầu Bắc – Nam, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa.
Người dân ở vùng dự án đi qua sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ dự án. Cụ thể như, thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa của nhân dân, tiết kiệm thời gian và chi phí vận tải, đảm bảo an toàn giao thông; Tạo cơ hội về việc làm cho nhân dân; một bộ phận lớn người dân Thanh Hóa sẽ có cơ hội chuyển đổi từ làm nông nghiệp sang các ngành, nghề dịch vụ thương mại, sản xuất kinh doanh, du lịch…