Tin Tức

Lạm phát năm 2022 nên đầu tư gì ?

14/04/22

Những dự báo về lạm phát Việt Nam năm 2022. Các biện pháp để kiềm chế lạm phát. Lạm phát nên đầu tư gì?

Một số giải pháp đề xuất giúp kiềm chế lạm phát Việt Nam năm 2022

Dự báo lạm phát ở Việt Nam năm 2022

Dự báo về năm 2022, Vụ trưởng Vụ Thống kê Việt Nam giá cho biết.  Áp lực lạm phát trong năm tới đây sẽ phụ thuộc vào khả năng phục hồi của kinh tế thế giới nói chung.  Và kinh tế Việt Nam nói riêng. Khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ thì áp lực lạm phát sẽ đến từ cả phía cung và phía cầu. Vì kinh tế nước ta có độ mở lớn. Nhiều nguồn nguyên liệu sản xuất là nhập khẩu.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng đang dần tăng cao. Thậm chí sự phục hồi về nhu cầu này còn có thể nhanh hơn khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Khiến giá tăng và tạo áp lực cho lạm phát.

Khi chi phí đầu vào vẫn đang tăng cao và thích ứng với bối cảnh bình thường mới, giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý như điện, nước, mặt hàng liên quan đến dịch vụ giáo dục sẽ tăng trở lại. Tất cả sẽ tác động đến CPI của năm 2022.

Ngoài ra, các nhu cầu về du lịch, dịch vụ vui chơi, giải trí tăng nên áp lực lạm phát của năm 2022 là lớn.

Một số giải pháp đề xuất giúp kiềm chế lạm phát Việt Nam năm 2022

Để giúp kiềm chế lạm phát tăng cao trong năm 2022, một số giải pháp đề xuất như sau:

Thứ nhất, chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới

Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả. Theo dõi lạm phát trên thế giới. Từ đó kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt, cần đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để từ đó đưa ra được chính sách phù hợp.

Theo dự báo của TCTK, giá nguyên nhiên vật liệu có khả năng tiếp tục tăng cao. Đặc biệt khi nền kinh tế trong nước phục hồi. Việc nhanh chóng ổn định giá đầu vào để thúc đẩy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong thời điểm này là rất cần thiết.

Thứ hai, theo dõi sát diễn biến giá của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, xăng dầu, gas…)

Cần có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào các dịp lễ, Tết để hạn chế tăng giá. Đặc biệt, đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp Quỹ bình ổn xăng dầu để hạn chế mức tăng giá của mặt hàng này đối với CPI chung.

Bộ Công Thương cần chủ động chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa, giảm áp lực lạm phát. Đặc biệt, thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng các chính sách, giải pháp chỉ đạo. Các điều hành của Chính phủ nhằm loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường.  Không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý.

Thứ ba, Nhà nước nên điều chỉnh giá hợp lý với các mặt hàng quản lý

Đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý nên tận dụng các tháng có CPI tăng thấp để điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý nhằm hạn chế lạm phát kỳ vọng. Việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý không nên dồn vào các tháng cuối năm do các tháng cuối năm thường có nhu cầu tiêu dùng cao. Nếu CPI liên tục tăng cao sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng rất lớn.  Và số liệu CPI so cùng kỳ sẽ cao, tạo áp lực điều hành lạm phát cho năm sau.

Thứ tư, có biện pháp ngoại giao tốt để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô

Giá cả nguyên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Do đó, Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác với Chính phủ các nước giàu tài nguyên, hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát.

Thứ năm, chú trọng phát triển kinh tế số – xã hội số

Cần chú trọng phát triển kinh tế số – xã hội số. Cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư – kinh doanh. Nâng cao hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế. Qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. Và từ đó giảm áp lực lạm phát trong trung – dài hạn.

Lạm phát 2022 nên đầu tư gì?

Lạm phát 2022 nên đầu tư gì? Đây là câu hỏi có lượng tìm kiếm rất nhiều vào đầu năm nay khi tình hình lạm phát thế giới đang tăng cao.

Theo một nghiên cứu của Wells Fargo, trong số 15 loại tài sản chính trong giai đoạn lạm phát kể từ năm 2000. Các loại tài sản hoạt động tốt gồm. Dầu (lợi nhuận 41%). Tiếp đó là cổ phiếu thị trường mới nổi (18%).  Vàng (16%) và cổ phiếu chu kỳ (cổ phiếu mà giá bị ảnh hưởng bởi những thay đổi kinh tế vĩ mô) cũng có mức lợi nhuận 16%. Bên cạnh đó là một số loại trái phiếu.

Tỷ phú Elon Musk – CEO Tesla – cho rằng trong thời kỳ lạm phát cao như 2022. Việc sở hữu những thứ vật chất như một ngôi nhà hoặc cổ phiếu ở những công ty tốt sẽ ổn hơn so với việc giữ tiền mặt.  Bất động sản cũng có mối tương quan với lạm phát. Bất động sản thường tăng giá theo lạm phát và được nhà đầu tư coi là kênh trú ẩn an toàn

Tỷ lệ lạm phát càng cao. Thì tiền mặt càng nhanh chóng mất giá. Nhưng các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp tốt, ổn định thường tăng trưởng theo thời gian. Đó là lý do tại sao trong thời kỳ lạm phát cao, cả tỷ phú Musk và tỷ phú Buffett đều khuyên nên đầu tư vào cổ phiếu của các công ty mạnh, có khả năng tăng giá sản phẩm theo lạm phát.

Tuy nhiên là chọn cổ phiếu cũng có thể có rủi ro. Bởi ngay cả khi một công ty hoạt động tốt trong quá khứ cũng không có gì đảm bảo cổ phiếu của công ty đó sẽ tăng giá trong tương lai.

Trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Thị trường tài chính toàn cầu rủi ro. Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị các nhà đầu tư không nên sử dụng đòn bẩy và vay mượn.  Cần phải duy trì một lượng tiền mặt nhất định (khoảng 10%) để có thể kịp thời tận dụng các cơ hội cũng như tái cơ cấu danh mục đầu tư.